RSS

Blog

THỤ PHẤN DUNG DỊCH - Nhận xét ( d)
Mọi thứ đều có 2 mặt kể cả thụ phấn bằng dung dịch 😉😉
Chia sẻ cực logic cho mọi người quan tâm về việc này nhé - vẫn gương mặt quen thuộc của Cánh Đồng Xanh ,kĩ sư Thanh Vu Huynh
___________________________________________________________________
THỤ PHẤN DUNG DỊCH
• Dung dịch thụ phấn: đây là hormone kích thích sinh lý thực vật với công dụng:
- Kích thích bầu noãn phát triển mà không cần phấn hoa
- Chỉ cần nhúng hoặc phun hoa cái, trái sẽ đậu mà không cần hoa đực
• Thành phần chủ yếu: Forchlorfenuron (CPPU) một cytokinin tổng hợp rất mạnh, còn hỗn hợp thêm các chất đều hòa sinh trưởng GA3, NAA
• Ưu điểm: không phụ thuộc vào hoa đực, cực kỳ hữu ích khi trời mưa, độ ẩm cao hoa đực kém, trái đậu đều, nhanh, tiết kiệm chi phí
• Nhược điểm: méo trái, đốm trái, vỏ dày khó lên lưới, thịt trắng
• Hiện nay trên thị trường đang lưu hành 2 dòng sản phẩm
- Loại của Nhật cho tái rất đẹp nếu dùng đúng, nhưng đắt tiền, kén giống
- Loại của Trung Quốc rẻ tiền không kén giống nhưng phải kiểm tra chất lượng và liều lượng vì dễ gây méo trái
• Cách sử dụng: nhúng hoặc xịt vào hoa cái trước khi hoa nở 1 ngày (thường sáng sớm hoặc chiều mát khi nhiệt độ mát và khô ráo
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GIẢM TỒN DƯ HORMONE, TĂNG CHẤT LƯỢNG TRÁI
- Xả sạch hormone sau khi trái đậu (2-3 ngày sau thụ phấn): tạm ngưng phân 1 đến 2 ngày, tưới nước trắng rửa hormone ra khỏi vùng rễ giúp rễ không tiếp tục hấp thu hormone bị rơi xuống túi bầu (đất) hoặc còn trong mạch dẫn.
- Kết hợp dùng RONG BIỂN và CANXIBO ngay sau khi đậu trái: rong biển có chứa cytokinin tự nhiên giúp cân bằng hormone, ổn định phát triển tế bào. Canxi giúp tế bào trái chắc lại, vỏ mỏng hạn chế trái phát triển phìn to bất thường. Bo hổ trợ phân hóa tế bào đều chống méo trái
- Bổ sung lân và kali sớm giai đoạn nuôi trái để kìm hãm trái phát triển bất thường: Lân hổ trợ phát triển mô đồng đều. Ga3 và CPPU làm tăng kéo dài tế bào trái to nhanh cần kali kìm bớt để tránh méo trái, nứt trái
- Dùng than hoạt tính hoặc axit humic (KÍCH DƯỠNG RỄ): hấp thu hormone tự do còn tồn động trong giá thể (đất)
- Không dùng thêm sản phẩm tăng trưởng sau thụ phấn: làm tăng tồn lưu và rối loạn phát triển trái
*Tóm lại: mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng không có biện pháp nào gọi là hoàn hảo tuyệt đối, tùy vào điều kiện thời tiết mà ta chọn phương pháp sau cho phù hợp và cần nắm được nhược điểm của từng biện pháp để khắc phục sau cho tối ưu nhất!
=> Mọi thắc mắt xin liên hệ số điện thoại: 0919.592.480 tư vấn 24
 
MÙA MƯA TRÁI KHÔNG LỚN SAU THỤ PHẤN - Nhận xét ( d)

TRÁI KHÔNG LỚN SAU THỤ PHẤN KHI VÀO MÙA MƯA

 

 

Vào mùa mưa sau khi thụ phấn 2-3 ngày mà thấy trái không phìn lên, thường do sự kết hợp của nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sinh lý cây. Dưới đây là các nguyên nhân chính và cách khắc phục:
1. Phấn hoa yếu do ẩm độ cao: trời mưa liên tục hoặc ẩm độ trên 90% hạt phấn dễ ẩm, kết dính kém dẫn đến thụ phấn không hoàn toàn, trái có thể đậu giải nhưng không thấy phát triển
-> Khắc Phục: Thụ phấn vào sáng sớm (7h đến 9h), dùng hạt phấn khô từ cây khỏe thụ phấn chéo. Trước khi thụ phấn 7 ngày nên phun bổ sung BO 130 + RONG BIỂN 2 lần

2. Rễ yếu hoặc bị thối rễ: mưa nhiều làm độ ẩm giá thể cao, úng nước, rễ thiếu oxy làm rễ phát triển kém, thối rễ giảm khả năng hút dinh dưỡng => Cây đậu trái rồi nhưng không nuôi nổi, trái đứng, chậm phát triển hoặc vàng thối

-> Khắc Phục: Kiểm tra độ ẩm giá thể, ngừng tưới sau mưa, chạy gốc IDA PHOSE, KÍCH DƯỠNG RỄ để ngừa thối rễ và tái tạo rễ mới, phun CANXIBO + RONG BIỂN để dưỡng trái
3. Thiếu nắng làm giảm quang hợp: mùa mưa thường thiếu ánh sáng nhiều ngày liên tục khiến cây không đủ năng lượng để nuôi trái. Cây vẫn hút phân nhưng không chuyển thành chất khô nuôi trái
-> Khắc Phục: Hạn chế tưới phân đạm trong lúc thiếu nắng, giảm EC, bổ sung TĂNG CƯỜNG QUANG HỢP (amino acid dễ tiêu) để hổ trợ trao đổi chất nhanh hơn
4. Mất cân đối đạm, lân, kali sau đậu trái: thường trên cây sau khi thấy 3-4 trái đậu mới chuyển sang giai đoạn nuôi trái hoặc sau tuyển trái mới chuyển sang giai đoạn nuôi trái. Sau đậu trái nếu không kịp thời chuyển sang công thức phân nuôi trái, cây sẽ không có đủ dưỡng chất để nuôi phôi trái
-> Khắc phục: Sau thụ phấn 3-4 ngày chuyển sang công thức nuôi trái, phun bổ sung RONG BIỂN, CANXIBO 5 ngày/lần
5. Bệnh hoặc côn trùng chích hút: mùa mưa áp lực sâu bệnh tăng mạnh gây hại rễ, ngọn, hệ mạch dẫn làm gián đoạn vận chuyển dinh dưỡng
-> Khắc Phục: Kiểm tra nấm bệnh rễ gốc nếu có triệu chứng, xử lý nấm khuẩn + phục hồi sinh học bằng cặp NA NO CHITO + ANTI FUNGI. Phun ngừa bọ trĩ, bọ phấn
Lưu ý: nếu farm nào thấy nụ có dấu hiệu hơi nhạt vàng hoặc thụ phấn 2 chèo mà trái không lớn nên áp dụng thụ phấn bằng dung dịch. Trong bài tới mình sẽ viết bài về dung dịch thụ phấn.
=> Mọi thắc mắt xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0919.592.480 tư vấn 24/7
BỆNH NỨT LƯỚI LỚN - Nhận xét ( d)
NỨT LƯỚI LỚN

Bạn Trần Duy Khang bài trước có hỏi mình hiện tượng tét lưới lớn thì hôm nay mình cũng viết đăng bài này để anh chị em cùng thảo luận làm sau để làm vườn dưa mình đẹp hơn

1. Nứt lưới thực chất là một phản ứng sinh lý của lớp biểu bì trái khi trái phát triển nhanh vượt khả năng đàn hồi của da. Lúc trái lớn nhanh, tế bào vỏ bị kéo căng, lớp biểu bì bị rạn nứt. Cây phản ứng bằng cách tạo ra mô bần và mô sẹo, đóng thành các đường lưới li ti dần dần trở thành mạng lưới đặc trưng

2. Các yếu tố tác động đến quá trình nứt lưới

- Nhiệt độ: Chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C càng kích thích nứt lưới

- Ánh sáng: Cường độ nắng cao cây quang hợp mạnh trái lớn nhanh dễ nứt lưới

- Ẩm độ: ẩm độ cao quá mức làm da mịn khó nứt lưới, ẩm độ thấp làm da dày dễ nứt lưới

- Gió: thông thoáng giúp hạ nhiệt ban đêm tăng biên độ nhiệt thuận lợi cho việc nứt lưới

- Canxi: tạo thành tế bào chắc, phân bố lưới đều, giảm nứt bất thường

- Bo: Vận chuyển đường hổ trợ mô sẹo hình thành chính xác

- Kali: Vận chuyển đường vào trái, tăng áp suất tế bào tạo áp lực cho nứt lưới

- Silic: Làm da trái cứng và đều khi rạn lưới sẽ tạo vết nứt rõ và đẹp

- Giống: có giống nứt sớm, có giống nứt muộn, có loại dễ kiểm soát có loại khó kiểm soát

 Hiện tại đang vào mùa mưa yếu tố môi trường đang tác động bất lợi cho quá trình nứt lưới, ở đây mình gặp tình trạng tét lưới lớn như sau:

* Đang nắng gắt gặp mưa: nắng nóng, cây đang ở trạng thái khô, mô trái co lại gặp mưa độ ẩm tăng đột ngột, cây hút nhiều nước, mô trái phìn nhanh da trái không giãn kịp gây nên tét lưới lớn

->Giải pháp: giảm nước tưới, nếu thấy ẩm độ cao từ mưa cắt tưới sau cử 14h. Giai đoạn từ 8 đến 15 ngày sau đậu trái ở giai đoạn này nếu vườn nào xài Mg(NO3)2 thì nên bổ sung thêm MgSO4 hoặc K2SO4. Giảm tưới nước buổi chiều. Phun RONG BIỂN, CANXIBO KHÔNG ĐẠM + KALI SIS cách 3 ngày phun 1 lần

* Trong cùng 1 vườn đậu trái không đồng đều có trái lớn trái nhỏ xen lẫn, muốn thúc trái nhỏ lớn nhanh đi đạm cao phun thêm sản phẩm lớn trái, trong khi trái lớn đang có hiện tượng nứt lưới mà trái vẫn tiếp tục phìn to gây ra nứt lưới lớn

->Giải pháp: Nếu trong vườn có trên 80% trái nhỏ ưu tiên chạy phân ở giai đoạn thúc trái ngược lại nếu có trên 80% trái lớn ưu tiên chạy phân giai đoạn tạo lưới. Nếu trong vườn trái lớn trái nhỏ bằng nhau chúng ta luân phiên chạy phân giai đoạn thúc trái 1 ngày và giai đoạn tạo lưới 1 ngày giúp trái lớn không bị tăng đột ngột và trái nhỏ vẫn có lực để lớn. Kích riêng trái nhỏ bằng phun qua lá lúc sáng sớm: LỚN TRÁI PHÌ TRÁI + CANXIBO phun toàn cây. Bảo vệ trái lớn khỏi tét lưới lớn phun CANXIBO KHÔNG ĐẠM + KALI SIS cách 3 ngày phun 1 lần

* Cài đặt thời gian tưới không đều, khoảng cách giữa 2 lần tưới quá dài

->Giải pháp: chia nhỏ số lần tưới hạn chế tưới nhiều nước đột ngột

*Do côn trùng chích hút: ở giai đoạn nuôi trái bọ trĩ hoặc bọ phấn chích hút mô non của vỏ trái làm hạn chế giãn nở của mô vỏ, mô vỏ bị sẹo bị chai giai đoạn thúc trái và nứt lưới trái dễ bị nứt lưới lớn

->Giải pháp: phun phòng bọ trĩ, bọ phấn sớm, luân phiên các gốc thuốc tiếp xúc, lưu dẫn không dùng thuốc có gốc dầu

=> Mọi thắc mắt xin liên hệ số điện thoại: 0919.592.480 tư vấn 24/7

BỎ NỤ CHÈO HOA CÁI - Nhận xét ( d)

BỎ NỤ CHÈO HOA CÁI

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Hiện nay nhiều farm gặp phải tình trạng bỏ nụ chèo hoa cái rất nhiều, nếu lúc trước chỉ 1, 2 chèo là bình thường nhưng hiện nay hiện tượng chèo bỏ nụ khoảng 5 đến 6 chèo vườn trên 90% thì đây là tình trạng báo động phải tìm ra giải pháp hợp lý khắc phục để không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái về sau, sau đây là một số nguyên nhân cây bỏ nụ:

1. Dư dinh dưỡng ( đặc biệt là dư đạm ): chèo 9 đến chèo 15 ở giai đoạn này nếu EC > 2.0 mS/cm, đạm cao cây sẽ thiên về sinh dưỡng bỏ nụ ở các chèo ra hoa mông muốn. Chúng ta thường gặp lá to xanh mướt cây mập, chèo vươn dài nhưng không mang nụ

2. Giá thể giữ ẩm cao, cây hút nhiều nước: nếu tưới quá nhiều nước độ ẩm giá thể luôn luôn trên 80% cây sẽ sinh trưởng mạnh, chậm ra nụ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thời tiết âm u + giá thể ẩm nụ bị ứt chế ra nụ

3. Thiếu ánh sáng: trồng quá dầy, lá che nhau hoặc trời mưa âm u kéo dài. Thiếu nắng làm cây không tích lũy đủ năng lượng để hình thành mầm hoa

4. Thiếu canxi, bo giai đoạn phân hóa mầm hoa: thiếu canxi, bo ở giai đoạn này sẽ khiến nụ lép không phát triển

=> Lưu ý nếu các farm trồng song song 2 giống mà có giống bỏ nụ giống không như vậy vấn đề này do dinh dưỡng hay do kỹ thuật mà do đặc tính giống. Giống khác nhau phản ứng ra hoa sẽ khác nhau. Mỗi giống có ngưỡng chuyển từ sinh trưởng sang sinh sản khác nhau. Phản ứng tỉ lệ NPK khác nhau. Mức độ nhạy cảm với ánh sáng nhiệt độ khác nhau. Cho nên các farm cần lưu ý đều này muốn chuyển đổi sang một giống mới nên trồng xen một ít để trãi nghiệm đặc tính giống trước khi mình quyết định xuống giống đồng loạt

GIẢI PHÁP CHO CÁC FARM ĐÃ BỎ CHÈO MÔNG MUỐN VÀ NỤ Ở CHÈO 16, 17, 18

- Phun DƯỠNG BÔNG LỚN NỤ, RONG BIỂN, CANXIBO KHÔNG ĐẠM để đảm bảo các nụ ra không bị vàng nụ đảm bảo đậu trái

- Không nên ngắt ngọn sớm ở lá 22 trong trường hợp này phải để 26 đến 28 lá, mục tiêu đảm bảo có 8 đến 10 lá trên chèo mang trái

- Tăng khả năng tạo ngọt: sau tạo lưới giữ ổn định EC: 2.0 đến 2.5, tăng kali giảm đạm, dùng các sản phẩm tạo ngọt: K9,3 RONG BIỂN, NẶNG KÝ ĐẸP MÀU, KALI SIS phun hổ trợ 3 ngày phun 1 lần

GIẢI PHÁP CHO CÁC FARM CÂY ĐẾN NGÀY THỨ 10

BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA MƯA - Nhận xét ( d)

BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA MƯA

 
Hiện nay trời mưa nắng thất thường nhiệt độ và ẩm độ cao các farm nên lưu ý một số bệnh và tình trạng cháy lá do nắng nóng, phun các dòng thuốc nóng làm cháy lá

1. Bệnh thối trái: do nấm colletotrichum spp gây ra, xuất hiện đốm tròn màu nâu hoặc đen trên vỏ trái, đốm lõm dần xuống, lan rộng gây thối

- Phòng trị: cắt bỏ các trái bệnh đem ra khỏi vườn, rãi vôi cho nền bớt ẩm, tỉa bớt các lá che khuất trái, phun các loại thuốc có gốc: Azoxystrobin, Difenconazole, Prochloraz, Mancozed, Chlorothanil...

2. Thối trái do vi khuẩn Pectobacterium spp gây ra, triệu chứng trái mềm nhũng, rỉ nước hôi, thối nhanh, đôi khi có bọt khí

- Nguyên nhân: do vết thương cơ giới, côn trùng chích hút, ẩm độ cao

- Phòng trị: hạn chế tưới nước quá mức, không làm trầy xướt trái, phun ngừa bọ trĩ, bọ phấn, phun thuốc có gốc khuẩn định kỳ 5 ngày/lần

3. Bệnh sương mai: do nấm Pseudoperonospora Cubensis gây ra, bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng chủ yếu trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng

- Phòng trị: vệ sinh nền nhà, xung quanh vách, loại bỏ những lá bệnh nặng ra khỏi vườn, dùng thuốc hóa học phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện: Fosetyl Aluminium, Metiram, Pyrastrobin, Azoxystrobin, Triloxystrobin, Oathiapiprolin, Dimethomorph...

4. Cháy lá do nắng nóng hoặc phun các dòng thuốc nóng:

- Cháy nắng: vết cháy ở rìa, hoặc ở giữa lá khô trắng giòn, có thể lan rộng cả lá hay xảy ra sau khi mưa xong rồi nắng gắt, hoặc lúc cây đang thiếu nước đột ngột, lá tầng trên bị nặng hơn

- Cháy lá do thuốc: vết cháy loang lổ hoặc theo kiểu loét nhẹ thường xuất hiện 1 đến 2 ngày sau khi phun thuốc các loại thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, thuốc pha quá liều

- Cách xử lý:

+ Giảm sốc và phục hồi cây: tưới gốc bằng KÍCH DƯỠNG RỄ + RONG BIỂN, phun qua lá: RONG BIỂN + CANXIBO không đạm giúp mô lá cứng cáp tăng sức chống chịu

+ Tạm ngưng không chạy phân gốc

+ Giữ Ph trong bầu giá thể ổn định 5.5 đến 6.5

+ Không phun các loại thuốc có tính nóng

- Cách phòng tránh hiện tượng cháy lá:

+ Chia nhỏ các cử tưới giữ bầu giá thể luôn đủ ẩm

+ Giữ Ph trong bầu giá thể ổn định 5.5 đến 6.5

+ Phun CẶP PHÒNG NẤM VÀ RONG BIỂN luân phiên 3 ngày 1 lần để hạn chế nấm bệnh và làm dầy lá

+ Tưới KÍCH DƯỠNG RỄ HÀNG NGÀY để dưỡng bộ rễ khỏe mạnh để đảm bảo rễ hút đủ nước khi lá thoát hơi nước mạnh vào lúc nắng gắt

+ Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

+ Khi trời nắng nóng trên 35 độ C hạn chế phun các loại thuốc trừ sâu, nấm dạng dầu khoáng, có gốc đồng gốc lưu huỳnh hàm lượng cao

=>Nếu các farm có thắt mắt về sâu bệnh, dinh dưỡng, giá thể liên hệ với em tư vấn 24/7

🧑‍🌾 Tư vấn kí thuật xin liên hệ : 0919592480 - Mr.Vũ

----------------------------------------------------------------------

CTY TNHH MTV SX TM DV XNK CÁNH ĐỒNG XANH

Sát cánh nhà nông -Nâng tầm cuộc sống

ANH TÁM VÀ CHÙM NHO - Nhận xét ( d)

ANH TÁM VÀ CHÙM NHO

Hôm nọ anh Tám trong xóm ra cafe, mặt mày hớn hở như mới trúng vé số. Anh vừa nhăm nhi ly cafe vừa cười toe toét gặp ai cũng khoe:
Mấy anh ơi, nay tui biết một thứ nho mua cho vợ ăn nó không còn giận tui nữa, giờ tôi đi chơi thoải mái!

Anh Bảy ngồi kế bên mới hỏi:

Gì mà hay dữ vậy mậy?

Anh Tám lấy trong bịt ra một chùm nho bóng lưỡng:

Nho vườn GF Farm Công Ty Cánh Đồng Xanh-Bến Tre, nghe nói tưới bằng nước lọc RO, không thuốc, không hóa chất, ăn không ai giận nổi!

Thằng Cu Đất chạy ngang thấy anh Tám khoe nho liền xin một trái ăn thử, ăn xong nó tỉnh queo, ngọt y như đôi môi của con ghệ con.

Từ đó, anh Tám đi chơi không còn sợ vợ réo, vợ giận nữa vì anh đặt mua nữa vườn nho rồi

Mấy anh nào hay đi sớm về khuya, công tác xa nhà, chơi bời không biết đường về nhớ ghé em mua nho nhé!

=> Đây số điện thoại chị Tâm bạn chị Tám: 0913750167
CHUYỆN TRÁI DƯA MÉO-THẢM HỌA CỦA DÒNG HỌ! - Nhận xét ( d)

CHUYỆN TRÁI DƯA MÉO-THẢM HỌA CỦA DÒNG HỌ!

 
Trong một nhà màng nọ, có một anh dưa lưới non vừa mới chào đời mang trong mình một giấc mơ tròn trịa, lưới đẹp hoàn hảo để được sống ảo, để trở thành dưa đẹp
của tháng.
Nhưng chớ chiêu thay đời không như là mơ anh sinh ra gặp đúng lúc thời tiết bất lợi nắng gắt, mưa bất chợt!
Ngày thứ 5 sau khi thụ phấn:
" Mẹ ơi con thấy đầu nhỏ đít bự"
Tại hôm qua nắng gắt ông chủ sợ con khát nước nên tăng rồi mưa bất chợt, làm con bị sốc bị rối loạn dinh dưỡng
Đến ngày thứ 7:
" Sau người con bị lõm vô 1 bên vậy"
Tại thiếu canxi đó con. Ông chủ cứ cho con ăn đạm với kali không cho con ăn vi lượng
Đến ngày thứ 15:
Thời tiết không có tiến triển tốt, anh dưa nhìn lại mình: " Trời ơi ca này hết cứu, giấc mơ tan thành mây khối"
Đến ngày thu hoạch ông chủ thở dài nói: " Thằng dưa này để ăn, không bán được, cho lên dĩa"
NÓI NHỎ VỚI ÔNG CHỦ NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC!
1. Mất cân đối nước dinh dưỡng lúc trái phát triển
2. Thiếu canxi, bo, kali lúc phân chia và phát triển tế bào
3. Thụ phấn không đều
4. Cây có virus nhẹ do bọ trĩ truyền bệnh
Biện Pháp Khắc Phục:
1. Bổ sung thêm vi lượng gốc
2. Phun định kỳ 3 ngày 1 lần: canxibo, kali, silic trong giai đoạn nuôi trái
3. Giảm bớt nước tưới khi thấy có dấu hiệu trời sắp mưa
4. Bổ sung vi sinh soil topia + kích dưỡng rễ
5. Trước và trong giai đoạn thụ phấn bổ sung thêm Bo 130 + Rong Biển
6. Phun ngừa bọ trĩ trước khi thụ phấn
=>Mọi thắc mắt xin liên hệ với em tư vấn 24/7
BUNG RỄ BẬT ĐỌT - Nhận xét ( d)

BUNG RỄ BẬT ĐỌT!

_____________________________
Vườn chị Lan ở xã Tân Hiệp, Phú Giáo Bình Dương - lúc đầu tôi thấy chị chăm cây dưa như chăm con mọn, phải thức khuya, dậy sớm mà nó thì lì lắm đọt thì đứng im, rễ thì lưa thưa, chị cứ ngồi canh cây dưa mà thở dài cây bé lắm chú ạ.
Thấy vậy tôi mới giới thiệu chị sản phẩm BUNG RÊ-BẬT ĐỌT của công ty Cánh Đồng Xanh-Bến Tre chị xài thử cái này đi, em hướng dẫn nhiều nhà vườn xài lắm rồi cây phát ầm ầm!
Ban đầu chị còn bán tín, bán nghi " Thiệt không chú? Mấy cái vụ bật đọt tôi nghe nhiều lắm rồi, mà cây nhà chị toàn banh đọt!
Mà thiệt tình: mới sử dụng 2kg cho 1 xào có 3 ngày chị gọi lại tôi liền: " Trời ơi chú em rễ nó ra tủa tủa đọt phát ào ào chị không kịp quăn ngọn, cây xanh mướt đứng thẳng tấp nhìn mê lắm chú".
Giờ mỗi lần tôi ghé vườn chị khoe dữ lắm: nhờ có chú chứ không cây nhà chị nó "ngủ đông" mất rồi! Chị còn giới thiệu rất nhiều người sử dụng. Hiện tại khu Phú Giáo rất mê sản phẩm này.
Nếu các cô chú anh chị chưa có xài sản phẩm hoặc đang xài muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm cứ liên hệ với em 24/7!

RAU SẠCH GF FARM - Nhận xét ( d)

GF FARM 

"Tiếp tục hành trình cuộc sống xanh"

 
Trồng rau trụ khí canh
 
☎️Liên hệ mua hàng và tham khảo sản phẩm xin vui lòng liên hệ:0913750167-Tâm
         🌟Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại website Cánh Đồng Xanh: https://greenfield.org.vn/blog
GF Farm-The best farming . The best living
RONG BIỂN – TIÊU CHUẨN HỮU CƠ “ECOCERT” - Nhận xét ( d)

RONG BIỂN

TIÊU CHUẨN HỮU CƠ“ECOCERT”

*Xuất xứ : CANADA

*Hàm lượng dinh dưỡng thực tế như đã phân tích : 

➢Hữu cơ : 64.20 %

➢Kali hữu cơ : 19.90 %

➢Humic acid : 35.70 %

➢Fulvic acid : 17 %

➢Axit Amine : 3.71 %

➢Ca : 0.48 %

➢Mg : 0.68 %

➢Các vitamin tự nhiên giúp chống sốc, giảm stress cho cây

👉 100% từ rong biển, không phối trộn thêm thành phần hóa học.

👉 Liều lượng sử dụng : 5gr/ 16 lít nước sử dụng trong mọi giai đoạn cây trồng.

👉 Sử dụng kèm với thuốc sâu giúp tăng hiệu lực mà không gây “nóng” cho cây.

Close