RSS

Bài đăng trên blog của '2025' 'Tháng 6'

THỤ PHẤN DUNG DỊCH - Nhận xét ( d)
Mọi thứ đều có 2 mặt kể cả thụ phấn bằng dung dịch 😉😉
Chia sẻ cực logic cho mọi người quan tâm về việc này nhé - vẫn gương mặt quen thuộc của Cánh Đồng Xanh ,kĩ sư Thanh Vu Huynh
___________________________________________________________________
THỤ PHẤN DUNG DỊCH
• Dung dịch thụ phấn: đây là hormone kích thích sinh lý thực vật với công dụng:
- Kích thích bầu noãn phát triển mà không cần phấn hoa
- Chỉ cần nhúng hoặc phun hoa cái, trái sẽ đậu mà không cần hoa đực
• Thành phần chủ yếu: Forchlorfenuron (CPPU) một cytokinin tổng hợp rất mạnh, còn hỗn hợp thêm các chất đều hòa sinh trưởng GA3, NAA
• Ưu điểm: không phụ thuộc vào hoa đực, cực kỳ hữu ích khi trời mưa, độ ẩm cao hoa đực kém, trái đậu đều, nhanh, tiết kiệm chi phí
• Nhược điểm: méo trái, đốm trái, vỏ dày khó lên lưới, thịt trắng
• Hiện nay trên thị trường đang lưu hành 2 dòng sản phẩm
- Loại của Nhật cho tái rất đẹp nếu dùng đúng, nhưng đắt tiền, kén giống
- Loại của Trung Quốc rẻ tiền không kén giống nhưng phải kiểm tra chất lượng và liều lượng vì dễ gây méo trái
• Cách sử dụng: nhúng hoặc xịt vào hoa cái trước khi hoa nở 1 ngày (thường sáng sớm hoặc chiều mát khi nhiệt độ mát và khô ráo
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GIẢM TỒN DƯ HORMONE, TĂNG CHẤT LƯỢNG TRÁI
- Xả sạch hormone sau khi trái đậu (2-3 ngày sau thụ phấn): tạm ngưng phân 1 đến 2 ngày, tưới nước trắng rửa hormone ra khỏi vùng rễ giúp rễ không tiếp tục hấp thu hormone bị rơi xuống túi bầu (đất) hoặc còn trong mạch dẫn.
- Kết hợp dùng RONG BIỂN và CANXIBO ngay sau khi đậu trái: rong biển có chứa cytokinin tự nhiên giúp cân bằng hormone, ổn định phát triển tế bào. Canxi giúp tế bào trái chắc lại, vỏ mỏng hạn chế trái phát triển phìn to bất thường. Bo hổ trợ phân hóa tế bào đều chống méo trái
- Bổ sung lân và kali sớm giai đoạn nuôi trái để kìm hãm trái phát triển bất thường: Lân hổ trợ phát triển mô đồng đều. Ga3 và CPPU làm tăng kéo dài tế bào trái to nhanh cần kali kìm bớt để tránh méo trái, nứt trái
- Dùng than hoạt tính hoặc axit humic (KÍCH DƯỠNG RỄ): hấp thu hormone tự do còn tồn động trong giá thể (đất)
- Không dùng thêm sản phẩm tăng trưởng sau thụ phấn: làm tăng tồn lưu và rối loạn phát triển trái
*Tóm lại: mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng không có biện pháp nào gọi là hoàn hảo tuyệt đối, tùy vào điều kiện thời tiết mà ta chọn phương pháp sau cho phù hợp và cần nắm được nhược điểm của từng biện pháp để khắc phục sau cho tối ưu nhất!
=> Mọi thắc mắt xin liên hệ số điện thoại: 0919.592.480 tư vấn 24
 
MÙA MƯA TRÁI KHÔNG LỚN SAU THỤ PHẤN - Nhận xét ( d)

TRÁI KHÔNG LỚN SAU THỤ PHẤN KHI VÀO MÙA MƯA

 

 

Vào mùa mưa sau khi thụ phấn 2-3 ngày mà thấy trái không phìn lên, thường do sự kết hợp của nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sinh lý cây. Dưới đây là các nguyên nhân chính và cách khắc phục:
1. Phấn hoa yếu do ẩm độ cao: trời mưa liên tục hoặc ẩm độ trên 90% hạt phấn dễ ẩm, kết dính kém dẫn đến thụ phấn không hoàn toàn, trái có thể đậu giải nhưng không thấy phát triển
-> Khắc Phục: Thụ phấn vào sáng sớm (7h đến 9h), dùng hạt phấn khô từ cây khỏe thụ phấn chéo. Trước khi thụ phấn 7 ngày nên phun bổ sung BO 130 + RONG BIỂN 2 lần

2. Rễ yếu hoặc bị thối rễ: mưa nhiều làm độ ẩm giá thể cao, úng nước, rễ thiếu oxy làm rễ phát triển kém, thối rễ giảm khả năng hút dinh dưỡng => Cây đậu trái rồi nhưng không nuôi nổi, trái đứng, chậm phát triển hoặc vàng thối

-> Khắc Phục: Kiểm tra độ ẩm giá thể, ngừng tưới sau mưa, chạy gốc IDA PHOSE, KÍCH DƯỠNG RỄ để ngừa thối rễ và tái tạo rễ mới, phun CANXIBO + RONG BIỂN để dưỡng trái
3. Thiếu nắng làm giảm quang hợp: mùa mưa thường thiếu ánh sáng nhiều ngày liên tục khiến cây không đủ năng lượng để nuôi trái. Cây vẫn hút phân nhưng không chuyển thành chất khô nuôi trái
-> Khắc Phục: Hạn chế tưới phân đạm trong lúc thiếu nắng, giảm EC, bổ sung TĂNG CƯỜNG QUANG HỢP (amino acid dễ tiêu) để hổ trợ trao đổi chất nhanh hơn
4. Mất cân đối đạm, lân, kali sau đậu trái: thường trên cây sau khi thấy 3-4 trái đậu mới chuyển sang giai đoạn nuôi trái hoặc sau tuyển trái mới chuyển sang giai đoạn nuôi trái. Sau đậu trái nếu không kịp thời chuyển sang công thức phân nuôi trái, cây sẽ không có đủ dưỡng chất để nuôi phôi trái
-> Khắc phục: Sau thụ phấn 3-4 ngày chuyển sang công thức nuôi trái, phun bổ sung RONG BIỂN, CANXIBO 5 ngày/lần
5. Bệnh hoặc côn trùng chích hút: mùa mưa áp lực sâu bệnh tăng mạnh gây hại rễ, ngọn, hệ mạch dẫn làm gián đoạn vận chuyển dinh dưỡng
-> Khắc Phục: Kiểm tra nấm bệnh rễ gốc nếu có triệu chứng, xử lý nấm khuẩn + phục hồi sinh học bằng cặp NA NO CHITO + ANTI FUNGI. Phun ngừa bọ trĩ, bọ phấn
Lưu ý: nếu farm nào thấy nụ có dấu hiệu hơi nhạt vàng hoặc thụ phấn 2 chèo mà trái không lớn nên áp dụng thụ phấn bằng dung dịch. Trong bài tới mình sẽ viết bài về dung dịch thụ phấn.
=> Mọi thắc mắt xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0919.592.480 tư vấn 24/7
Close